Cấp đông là phương pháp để nhiệt độ bảo quản dưới 0 độ C nhằm ức chế hoạt động của các enzym, giảm sự tăng trưởng và gia tăng số lượng vi khuẩn, từ đó kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm. Đồ ăn được cấp đông đúng cách vẫn giữ được đầy đủ màu sắc, hương vị và giá trị dinh dưỡng. Cách làm này đã trở nên quen thuộc với hầu hết các bà nội trợ. Tuy nhiên, sau quá trình cấp đông, việc rã đông và chế biến thực phẩm như thế nào cũng là một vấn đề rất quan trọng mà chúng ta cần phải lưu ý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Rã đông
Cách rã đông tốt nhất cho hải sản là đưa hải sản từ ngăn đá xuống ngăn mát để hải sản từ từ tan băng. Rã đông với ngăn mát thông thường khoảng 1-2 độ trong 1 ngày để rã đông từ từ. Cách này khá mất thời gian nhưng giữ được độ ngon và không làm mất kết cấu của thực phẩm.
Nếu muốn rã đông hải sản nhanh thì cho hải sản và túi nhựa buộc kín. Sau đó cho túi và chậu nước mát ngâm. Thay nước thường xuyên sẽ khiến rã đông nhanh hơn. Hải sản không cần rã đông kĩ như thịt. Đặc biệt là tôm, chỉ cần ngâm nước một chút tôm đã mềm ra. Ngâm quá lâu sẽ khiến hải sản không được tươi ngon.
Lưu ý không nên rã đông hải sản bằng lò vi sóng vì sẽ làm giảm mùi vị của hải sản khi nấu ăn. Ngoài ra sau khi rã đông với lò vi sóng cần chế biến ngay, không để thêm vài tiếng nữa vi khuẩn sẽ xâm nhập hải sản gây bệnh.
Nấu hải sản
Hầu hết hải sản đều có thời gian nấu khá nhanh. Bên cạnh đó, hấp là phương pháp giúp giữ chất của hải sản nhất. Các loài như tôm, sò điệp, cua và tôm hùm, ghẹ chín rất nhanh. Do vậy không nên để quá lâu.
Mực : Nước sôi rồi cho mực vào và đợi nước sôi thêm 1 lần nữa thì vớt ra.
Tôm: Tôm nhỏ từ 3 – 4 phút, tôm lớn từ 5 – 8 phút.
Cá: Xem phần dày nhất của con cá là bao nhiêu, với nửa đốt ngón tay là 4 phút trên lửa vừa.
Cua, ghẹ: Để luộc cua, ghẹ chín thì bạn nên tuân thủ nguyên tắc 5 – 5. Tức là luộc tầm 5 phút để nồi luộc sôi sau đó bạn hạ nhỏ lửa và đun tầm 5 phút nữa là được.
Các loại nghêu, ốc: Chỉ cần 2-3 phút sau khi cho vào nước sôi là chín.
Những lưu ý với hải sản
Chỉ mua thực phẩm đông lạnh được đóng gói tốt, không bị rò rỉ nước, bao bì rách...
Thực phẩm đông lạnh khi mua về nên bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh ngay. Đừng để chảy nước vì khi đó, thực phẩm có thể bị mất đi hương vị và dinh dưỡng.
Không để hải sản ngoài tủ lạnh trong hơn 2 giờ hoặc hơn 1 giờ khi trời nóng.
Với hải sản đã nấu nên ăn ngay lúc nóng hoặc nếu chưa ăn thì nên cho vào tủ lạnh sau đó hấp lại.
Không nên ăn hải sản sống vì tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu muốn ăn, bạn phải cho hải sản vào ngăn đá trước bởi một số loài cá có thể chứa ký sinh trùng, và đóng băng sẽ giết chết chúng. Dù vậy, nên nhớ rằng không phải tất cả các mầm bệnh đều bị tiêu diệt khi bị đông lạnh.
Tag: