ARCHITECS & ADVERTISING

Sức hút từ sự tinh tế
.
Tin ẩm thực Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có được ăn hải sản?

Tin Tức

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có được ăn hải sản?

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn hải sản không được các mẹ bầu quan tâm vì chứa nhóm thực phẩm này chứa nhiều khoáng chất, nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng. Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu trả lời được câu hỏi này cũng những lời khuyên hữu ích khi ăn hải sản.

19/09/2022
263

1. Mang thai 3 tháng đầu có được ăn hải sản không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có thể ăn hải sản trong 3 tháng đầu thai kỳ nhưng cần phải ăn đúng cách và phù hợp. Bởi vì, hải sản chứa hàm lượng protein cao, giàu Omega 3, canxi, kẽm,… đây là những loại khoáng chất mà cơ thể mẹ bầu cần trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong hải sản quá cao, cộng với nguy cơ nhiễm độc tố như thủy ngân, dioxins, PCBs từ môi trường nước, có nguy cơ gây hại cho sức khỏe mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu.

Các phần tiếp theo trong bài sẽ giúp mẹ bầu hiểu được lợi ích của hải sản và cách ăn đúng để hạn chế các nguy cơ có hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

2. Lợi ích của hải sản đối với mẹ bầu 3 tháng đầu

Bổ sung nguồn dưỡng chất có trong hải sản một cách khoa học không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường khả năng chống lại các loại bệnh phổ biến như cảm, ho, sổ mũi,… mà còn giúp cho quá trình phát triển của thai nhi. Cụ thể:

2.1 Hải sản cung cấp omega 3

Omega 3 có trong nhiều loại cá là dưỡng chất rất có lợi cho thai nhi bởi gốc axit béo DHA và EPA. Trong đó DHA là thành phần đóng vai trò quan trọng của não và mắt ở thai nhi, giúp cho thai nhi phát triển thuận lợi các cấu trúc ở hai bộ phận này.

Đối với phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu, bổ sung ít nhất 250mg Omega 3 mỗi ngày sẽ giúp ổn định nồng độ nội tiết tố estrogen, progesterone. Nhờ đó, hệ miễn dịch của mẹ bầu được cải thiện và giảm các triệu chứng như ốm nghén, chóng mặt, mệt mỏi,…

2.2 Cung cấp vitamin B6

Ăn các loại hải sản giàu vitamin B6 như cá hồi giúp các mẹ bầu giảm chứng ốm nghén và thiếu máu trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, chất này rất cần thiết cho quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrine, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Các chuyên gia cho biết nhu cầu vitamin B6 mỗi ngày của cơ thể mẹ bầu là khoảng 2mg. Đây cũng là chất được các bác sĩ kê đơn cho phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ để điều trị chứng ốm nghén..

2.3 Hải sản là thực phẩm giàu canxi

Nhu cầu canxi tối thiểu mẹ bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ là 700 – 800mg/ngày. Bổ sung canxi còn giúp mẹ bầu ngừa loãng xương và điều hòa quá trình đông máu, đồng thời, hỗ trợ phát triển khung xương cho thai  nhi.

Ăn hải sản là một cách bổ sung canxi hiệu quả vì nhóm thực phẩm này có hàm lượng canxi cao. Ví dụ: trong 100g ốc có khoảng 1310 – 1660mg canxi, ghẹ có 89mg canxi,…

2.4. Cung cấp protein

Hải sản chứa nguồn protein có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đây là dưỡng chất có tác dụng tạo phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giúp định hình nên các mô tế bào đang dần hình thành của thai nhi. Protein còn giúp duy trì năng lượng cho mẹ bầu mang thai trong suốt thai kỳ.

2.5 Cung cấp vitamin B12 cho các mẹ bầu 3 tháng đầu

Đây là dưỡng chất có lợi cho các mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ khi phải hạn chế việc vận động để dưỡng thai. Vitamin B12 giúp tạo ra các tế bào máu nuôi cơ thể và chuyển hóa các chất béo bị tích tụ do ít vận động thành năng lượng. Ngoài ra, chất này sẽ giúp bảo vệ thai nhi trước nguy cơ dị tật ống thần kinh ở quá trình phát triển trong bụng mẹ.

Những dưỡng chất kể trên rất có lợi cho mẹ bầu. Vì vậy, lựa chọn hải sản phù hợp cho mẹ bầu là điều cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ.

3. Các loại hải sản bà bầu nên ăn và không nên ăn trong 3 tháng đầu

Hải sản là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao đối với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên không phải hải sản nào cũng tốt cho mẹ bầu. Vì thế, mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ cần biết loại hải sản nào nên ăn và không nên ăn.

3.1 Các loại hải sản bà bầu nên ăn

Đây là những loại hải sản rất tốt cho mẹ bầu nếu được ăn thường xuyên, bao gồm:

TÔM

Các loại tôm như tôm sú, tôm hùm, tôm hùm đất,… chứa nhiều vitamin B12 và sắt, có tác dụng bổ trợ hiệu quả trong quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể, giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng thiếu máu trong 3 tháng đầu.

Trong cá chứa nhiều Omega-3 là dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển trí não và mắt của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá trích, cá đù, cá bạc má, cá vược đen, cá chim, cá da trơn, cá bơn trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Hơn thế nữa, cá cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin A, D, iốt, kẽm, canxi,… hỗ trợ mẹ bầu tăng sức đề kháng. Đặc biệt protein của cá rất dễ hấp thu, giảm tình trạng khó tiêu ở mẹ bầu.

Ngoài ra, các loài cá nước ngọt khác như cá chép, cá quả (cá lóc), cá rô, cá trắm đều rất tốt cho bà bầu bởi chúng có nhiều dưỡng chất quan trọng như photpho, canxi, omega 3,… hỗ trợ thai nhi phát triển. Đặc biệt, các món ăn được chế biến từ cá quả có tác dụng trong việc an thần, giảm stress ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

3.2 Các loại hải sản bà bầu không nên ăn

CUA, GHẸ

Cua (bao gồm cả cua đồng và các sản phẩm từ cua), ghẹ mặc dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng đối với người bình thường bởi lượng canxi được chứng minh rất tốt cho cơ thể. Song, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần hạn chế việc ăn cua nhằm tránh nguy cơ thừa canxi.

Do trong 100g cua bể sẽ có đến 141mg canxi, trong khi đó nhu cầu canxi của mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ chỉ rơi vào khoảng 800mg/ngày. Vì thế, mẹ bầu có sở thích ăn cua trong giai đoạn này cần hạn chế ăn cua để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi.

Thêm nữa, mẹ bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn cua, ghẹ để giảm nguy cơ bị dị ứng. Ngay cả những mẹ không có tiền sử dị ứng với hải sản cũng có thể bị dị ứng do hệ miễn dịch suy giảm. Nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch của bà bầu 3 tháng đầu suy giảm là do sự thay đổi nồng độ estrogen, progesterone.

MỰC

Mực hay bạch tuộc có hàm lượng thủy ngân thấp và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu cần hạn chế ăn mực. Vì mực có tính hàn, dễ gây dị ứng đối với những người bị dị ứng hải sản. Cơ chế miễn dịch lúc này sẽ phản ứng lại với protein của mực, giải phóng histamin gây các triệu chứng dị ứng.

Tag: